[Book Review] 10 Đại thừa tướng Trung Quốc

[Book Review] 10 Đại thừa tướng Trung Quốc

[Book Review] Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ
[Review Book] 10 Đại gian thần trong lịch sử Trung Quốc
[Book review] Con nghĩ đi, mẹ không biết!

LỜI NÓI ĐẦU

Trong seri về lịch sử Trung Quốc thì trước đây mình đã giới thiệu cho mọi người về những vị hoàng đế Trung Hoa nổi tiếng nhất. Tuy nhiên định ra sách lược kinh bang tế thế, giữ sơn hà xã tắc vững như bàn thạch qua tài ngoại giao, tài cai trị, tầm nhìn xa vượt trước chúng thần chỉ có thể là những phụ tá, những cánh tay phải đắc lực nhất của đại đế tiên vương với phong hào “Thừa tướng – Tướng quốc”, 1 chức vị dưới một người mà trên cả vạn người.

Sau đây mình xin giới thiệu cho mọi người 1 cuốn sách kể về 10 vị thừa tướng xuất chúng nhất vạn cổ đến nay trên mảnh đất Trung Hoa vĩ đại, tấm gương của các vị thừa tướng này đến nay vẫn còn soi sáng cho bao đời hậu bối.

  • Lý do để đọc cuốn sách này: Những giá trị tư liệu lịch sử sâu sắc về tài trí, đối nhân xử thế, khôn khéo trong bá nghiệp trị quốc luôn là bài học lớn nhất đối với các lãnh đạo từ quy mô nhỏ bé như công ty đến các tập đoàn to lớn, xa hơn là cả một đất nước.
  • Điểm đáng lưu ý: Tác giả đã thuật lại đầy đủ chi tiết các điển tích và cố sự, các sự kiện nổi bật trong cuộc đời các vị thừa tướng.

10 Đại thừa tướng Trung Quốc

Trăm vạn năm qua đi đã có bao nhiêu vương triều bỗng chốc trở nên hưng thịnh xưng bá một phương, nhân tài lớp lớp trỗi dậy góp sức cống hiến cho quốc gia. Nhưng cũng có bao nhiêu lãnh thổ chỉ vì sự ra đi của một người với quyền lực “dưới 1 người trên vạn người” mà càng ngày trở nên điêu tàn, không ai có đủ tài đủ đức để có thể thay thế bổ khuyết vào chỗ trống đó. “Thừa tướng” chính là một cấp bậc như vậy. Trí giả như mây, văn sĩ như biển nhưng để từ hàng vạn tinh anh đó chọn ra được một ngôi sao sáng nhất đủ sức khiến cho các loại ánh sáng khác chỉ như đom đóm thì quả thật không hề dễ dàng. Những ai đạt đủ tư cách “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” mới có thể trở thành thừa tướng – tướng quốc của một nước, có thể cải biến cả vận mệnh quốc gia trong màn che.

Từ đời đại đế này đến đời tiên vương khác, từ thời đại này đến kỉ nguyên khác người nắm giữ chức vụ “Thừa tướng” nhiều không kể xiết, nhưng khi các nước lân bang nghe thấy tên đều khúm núm giao hảo , các đại thần trong triều thấy mặt đều hết lòng tôn trọng, đế vương khi nhỏ còn phải xưng một tiếng là “Trọng phụ” thì lại được có mấy ai. Cuốn sách đã đưa ra được 10 vị thừa tướng uy chấn bát phương trong lịch sử Trung Quốc về mưu trí và tầm nhìn thiên hạ, nhưng do số lượng quá nhiều nên mình sẽ chỉ đề cập đến 3 vị, và cũng trình bày cả quan điểm riêng của mình về các thừa tướng.

  1. Quản Trọng – Vị triết gia và nhà lập pháp xuất sắc thời cổ đại

    Bức tranh phác họa về thừa tướng Quản Trọng

Thời kì Tam Quốc phân tranh chia 3 thiên hạ đã có 1 kỳ tài xuất chúng tự Khổng Minh, tài năng trị vì kinh bang tế thế, mưu lược tuyệt thế vô song ấy thế cũng chỉ được so sánh bằng với 2 bậc tiên hiền đời trước là đại công thần Quản Trọng nước Tề với thần binh Nhạc Nghị nước Yên. Quản Trọng thuở nhỏ đam mê đọc sách, tài năng hơn người đã tự tiến cử mình vào kinh đô làm thầy dậy học phò tá Thái tử. Tuy nhiên chính biến trong vương triều đại Tề phức tạp, huynh đệ thương tàn giành giật ngôi báu đã khiến cho thái tử bị sát hại, hoàng tử thứ 2 đã trở thành Tề Công Hoan. Ái mộ tài năng và đức độ của Quản Trọng nên vua Tề đã không tiếc hạ mình gọi một tiếng “Trọng phụ”, ban cho phong hào đại thừa tướng Tề quốc để Quản Trọng có thể phát huy được toàn bộ tài năng của mình trong công cuộc chỉnh đốn sách lược, cải cách kinh tế, chế tạo luật pháp, giao hảo lân bang khiến cho thập quốc chư hầu bát phương phải kính nể, cùng đồng loạt lần lượt kí ước pháp tam chương, tôn nước Tề lên làm minh chủ miền Đông của Trung Hoa cổ đại. Hiểu và san sẻ nỗi lo của vua không ai bằng Quản Trọng. Trong triều các đại thần cung kính và rắp rắp nghe lời không ai bằng Quản Trọng. Dù có đại quyền trong tay nhưng cả cuộc đời ông sống liêm khiết thanh cao, lo cho dân cho nước khiến cho khi ông mất, Tề Công Hoan phải thốt lên rằng : “Ta có thể không có ngôi minh chủ này nhưng không thể không có Di Ngô ( Quản Trọng)”. Ông là một tấm gương sáng từ ngàn đời xưa truyền lại về một vị thừa tướng thanh cao, tầm nhìn bao trùm thiên hạ cho các quan chức ngày nay học tập và noi theo.

 

  1. Lý Tư – Cánh tay phải trị quốc của Tần Thủy Hoàng

    Pháp Giá Lý Tư

Tần Vương Doanh Chính khi chấp chưởng đại quyền nước Tần đã phải đối mặt với bao nan đề: Trong nước thì đại thần chia bè kéo cánh, nội bộ lục đục với một bên ủng hộ Tần Vương, một bên tôn sùng tướng quốc Lã Bất Vi. Giữa bối cảnh rối ren đó, Lý Tư đã xuất hiện với vai trò một khách khanh kiệt suất trong số 3000 môn hạ của Lã thừa tướng, được Tần Vương tận dụng triệt để trong vai trò một pháp gia – chế tạo lập pháp cho đại Tần. Nhưng trong lúc ông đang thuận buồm xuôi gió trên quan lộ thì nước Tần do trúng kế “Thủy Công” của nước Hàn đã ban hành 1 chính sách xưa nay chưa từng có: Ban hành trục khách toàn bộ các khách khanh không phải là người nước Tần, trong đó bao gồm cả Lý Tư. Trước tình cảnh không gì có thể lay chuyển được đó, ông đã trổ hết tài thuyết khách khiến cho Tần Vương phải bãi bỏ lệnh đuổi khách, khôi phục lại chức quan như cũ. Nhờ tài cai trị và thuyết khách, tầm nhìn xa trông rộng nên sau khi Đại Tần diệt 6 nước, thống nhất thiên hạ về một mối, Tần Thủy Hoàng đã phong cho Lý Tư làm đại thừa tướng dưới một người mà trên cả vạn người. Ông liên tục thực hiện những cải cách về đất đai, đơn vị tính toán, cải cách về xã hội, xóa bỏ văn hóa tàn dư của lục quốc bại trận, tạo nên một thể hoàn chỉnh thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ đại Tần rộng lớn. Tuy nhiên có lẽ vì quyền cao chức trọng quá lớn nên Lý Tư lúc này chỉ nghĩ cho tư lợi bản thân, lúc nào cũng hùa theo phe tà bỏ chính nghĩa chỉ để giữ chức vị và quyền lợi để đến kết cục cuối đời bị ngũ mã phanh thây, vạn tiễn xuyên tâm. Ông là hạng người chỉ có thể sử dụng trong hoàn cảnh từ gian khó tìm chí hướng vươn lên trong bối cảnh loạn lại, đến khi thời bình thì không thể không trừ bỏ.

  1. Tiêu Hà – Khai Quốc công thần nhà Hán

    Tiêu Hà – Hán sơ tam kiệt một trong

Có lẽ kề vai sát cánh với các bậc đế vương từ khi áo vải khởi nghĩa đến khi hoàn thành bá nghiệp thì cũng chỉ có Tiêu Hà – một văn thư có chữ viết rất đẹp ở một huyện lệnh nhỏ nhoi mà thôi. Ông chính là người hướng Lưu Bang vào chốn quan trường, dạy Lưu Bang cách thực hiện công quyền, giới thiệu Lưu Bang với các bậc quan lại quyền quý trong huyện. Công lao từ thuở hàn vi thiếu thời quả thật là không kể xiết, cho đến khi khởi nghĩa diệt Tần thành công, ra Hán Trung xưng Vương, ông vẫn được Lưu Bang phong cho chức thừa tướng cai quản và giữ vững hậu phương, cung cấp quân lương và binh lính phục vụ tiền tuyến. Cả một đời Tiêu Hà liêm khiết anh minh, hết lòng phò tá cùng với Trương Lương và Hàn Tín trở thành “Hán sơ tam kiệt” một trong. Dù là vậy ông vẫn bị Lưu Bang nghi ngờ lòng trung thành nên lúc nào Hán Cao Tổ cũng dò xét, hỏi các bề tôi xung quanh “Không biết bây giờ Tiêu hà đang làm gì” do lo sợ bị tạo phản. Ông và Hàn Tín có mối lương duyên rất thâm tình, điển tích phi ngựa trắng suốt đêm đuổi theo ngăn cản Hàn Tín ra đi đã đi vào giai thoại về tầm nhìn nhân tài của ông. Thế nhưng chính vì lòng trung với Hán thất nên ông đã vô tình đẩy Hàn Tín vào chỗ diệt vong, đến nỗi mà Hàn Tín phải ca thán thấu trời xanh :“Thành cũng Tiêu Hà mà bại cũng Tiêu Hà”. Đến cuối đời, do lúc nào cũng sợ Hán Cao Tổ nghi ngờ nên Tiêu Hà đã không còn dám nêu lên các í kiến của mình trong chính sự nữa, quanh năm chỉ vui thú điền viên không màng thế sự, tiếc thay cho một tấm lòng trung kiên thủa thiếu thời.

 

Trên đây là 3 vị đại thừa tướng mà mình cảm thấy tâm đắc nhất về tài trị quốc, lập pháp xây dựng cơ đồ bá nghiệp. Sách còn đề cập đến 7 vị thừa tướng nữa, mọi người hãy cùng ra hiệu sách, mua và đọc xem 7 vị đó là ai nhé.

——————————————————————-

Nhìn vào lịch sử để thấy ta của hiện tại, nhìn vào điển tích để thấy tiên hiền đối nhân, nhìn vào cố sự để thấy tiền nhân xử thế

COMMENTS