[Book Review] 10 Đại mưu lược gia Trung Quốc

[Book Review] 10 Đại mưu lược gia Trung Quốc

[Review Book] Bàn có năm chỗ ngồi
[Book Review] Động lực chèo lái hành vi
[Book Review] “Tôi tự học” – Nguyễn Duy Cần

Lời nói đầu

Trong seri về lịch sử Trung Quốc thì trước đây mình đã giới thiệu cho mọi người về những vị hoàng đế Trung Hoa nổi tiếng nhất. Tuy nhiên để thực hiện được ước mộng bá chủ của mình thì các vị đại đế tiên vương cần phải được phò tá bởi các đại nhân vật thần cơ diệu toán, ngồi trong trướng rủ tính xa ngàn dặm, luôn tính trước thế nhân trăm nghìn bước. Đó chính là các mưu chủ, các vị chiến lược gia đã bày mưu hiến kế giúp cho sách lược của các vị tiên đế luôn đạt được đến mục đích cuối cùng.

Sau đây mình xin giới thiệu cho mọi người 1 cuốn sách kể về 10 vị mưu lược gia kinh diễm nhất lịch sử Trung Hoa vạn cổ đến nay, những giai thoại điển tích về những mưu chủ này đến nay vẫn còn được lưu truyền mãi.

  • Lý do để đọc cuốn sách này: Những giá trị tư liệu lịch sử sâu sắc về tài trí, bày mưu tính kế, đoạt trước tiên cơ của các chiến lược gia luôn khiến cho người người bôi phục, vẫn là các bài học rất lớn cho vận dụng trí tuệ của con người hiện đại ngày nay.
  • Điểm đáng lưu ý: Tác giả đã thuật lại đầy đủ chi tiết các điển tích và cố sự, các sự kiện nổi bật trong cuộc đời các vị mưu lược gia.

10 Đại mưu lược gia Trung Quốc

Trăm nghìn vạn năm đến nay ở mảnh đất Trung Hoa từ thời hồng hoang nhà Hạ, Thương, Chu đến các nền văn minh rực rỡ thời Minh, Thanh đã chứng kiến biết bao người được thế nhân thừa nhận là “trí tuệ như biển, thiên tư như tiên”. Họ với trí tuệ tuyệt vời của mình đã bày mưu giúp quân chủ đánh đông dẹp bắc, hiến kế giúp quốc gia uy chấn bát phương. “Chiến lược gia” chính là bề tôi thân cận nhất của các vị hoàng đế, chủ trì đại cục sách lược bang giao, đề ra sách lược trị quốc an bang, luôn lấy trí tuệ của mình thắng được binh đao của kẻ võ phu.

Từ thời đại đế này đến đời tiên vương khác, người tự cho rằng mình thông minh như sao trên trời, nhưng nếu so sánh thì đó chỉ là những ánh sáng đom đóm sao dám cùng hạo nguyệt phân tranh. “Mưu chủ” hay còn được gọi là các đại mưu lược gia chính là cấp bậc cao nhất trong bộ máy mưu quyền dưới một người, trên trăm người. Mỗi một tràng chiến tranh qua đi là để lại gió tanh mưa máu, hàng vạn tính mạng nằm xuống chỉ để tôn vinh trí tuệ của người chiến thắng, còn kẻ chiến bại thì mãi mãi bị lãng quên.

  1. Tôn Tẫn – Một nhà mưu lược quân sự nhẫn nhục bất khuất

    Tôn Tẫn ngồi xe lăn chỉ huy đại quân nước Tề

Có ai lại chưa từng được biết về bộ phim lịch sử cổ trang kinh điển của điện ảnh Trung Quốc với tựa đề “Binh pháp Tôn Tử và 36 mưu kế”. Thấy Tôn Tẫn vận dụng 36 mưu kế từ ngoài chiến trận đến công nhân tâm mới thấy được cái tài cái trí tuyệt vời của ông. Ông vốn là là học trò của Quỷ Cốc Tử, được truyền thụ binh pháp cứu đời với đồng môn Bàng Quyên. Tuy nhiên Bàng Quyên vì ham công danh phú quý nên xin thầy cho xuống núi trước để tìm công danh, được làm tướng của Ngụy quốc. Ông tự cho rằng mình không giỏi bằng Tôn Tẫn, con cháu của vị tướng nổi tiếng binh thánh Tôn Vũ. Do ghen ghét tài năng, Bàng Quyên đã cho người mời Tôn Tẫn đến nước Ngụy rồi vu tội nội gián, khiến Tôn Tẫn bị chặt xương hai đầu gối và bị thích lên mặt để Tôn Tẫn mãi phải chịu nhục không thể làm tướng được. Tôn Tẫn phải giả điên để trốn sang đại Tề và đã trở thành thượng khách, được trọng dụng mà không màng đến vẻ ngoài bị tàn tật. Cảm kích công ơn đó, mưu chủ Tôn Tẫn đã vận dụng sở học binh pháp của mình, tính toán trăm bề giúp nước Tề đánh đâu thắng đó, các chiến tích phạt Ngụy phá Triệu công Sở dọa Yên của ông đã uy chấn bát phương, khiến cho các nước lân bang hễ cứ nghe đến việc Tôn Tẫn có trong binh đoàn chinh chiến là bị dọa cho khiếp vía, lập tức cắt đất cầu hòa với Tề. Uy vọng của ông ngày càng cao trong quần hùng tứ phương, đến nỗi cấp bậc của ông chỉ dưới mỗi Tề vương còn lại đều trên hầu hết quan văn võ. Đến cuối đời khi đã công thành danh toại, ông cáo lão hồi hương và trờ thành một thế ngoại cao nhân không màng sự đời

  1. Tô Tần – Mưu lược gia về thuật “Tung hoành bài hợp”

Tô tần và Trương Nghi. Hợp Tung và Liên Hoành

Có lẽ thời kì Thất Hùng Chiến Quốc luôn đem đến một cảm giác gió tanh mưu máu, chiến tranh diễn ra không ngừng nghỉ. Đây cũng là thời kì mà các danh tướng, các mưu thần nổi lên lớp lớp. Lúc bấy giờ nước Tần luôn là mạnh nhất và có thực lực để uy hiếp lục quốc còn lại. Tô Tần xuất hiện với thân phận là học trò của Quỷ Cốc Tử. Ông từ thủa nhỏ đã ham học nhưng do sức khỏe yếu nên rất hay mệt và buồn ngủ. Không chịu khuất phục điều đó, ông liền lấy 1 con dao đâm vào đùi để tỉnh táo mỗi khi mệt, quyết tâm khổ học để rạng danh dòng tộc. Thế nhưng ông lại du thuyết không thành công và bị vua tôi nước Tần dè bỉu. Quá uất ức, ông bèn trở về phía đông, vượt qua nghìn dặm đến nước Yên để du thuyết Yên Văn Hầu, sau đó đi đến các nước còn lại gặp gỡ Triệu Túc Hầu, Ngụy Huyên Vương, Tề Tuyên Vương, Sở Uy Vương. Kết quả là dưới tài du thuyết, tầm nhìn xa trông rộng, tính toán cái được cái mất mà 6 nước đã tiến hành hợp tung với nhau, cùng chung sức chống nước Tần. Do có uy vọng cao, ông được bổ nhiệm là đại nguyên soái chỉ huy quân đội hợp tung 6 nước. Tài trí của ông được thể hiện lên đỉnh điểm với việc duy trì thế hợp tung của 6 nước trong vòng 15 năm, du thuyết hòa giải mâu thuẫn giữa các nước, chỉ có 1 mục đích duy nhất là cùng nhau kháng Tần. Đến cuối đời do có quá nhiều kẻ thù ghen ghét, ông đã bị sát hại 1 cách dã man nhưng di sản ông để lại về kế hoạch hợp tung vẫn còn được các sử gia ca tụng mãi: liên hợp kể yếu chống hùng cường.

  1. Trương lương – Bậc thầy của đế vương

Trương Lương thời còn là một quý tộc ở nước Hàn

Có lẽ tự cổ chí kim đến nay hiếm có 1 đại trí nào lại cùng kề vai sát cánh với một vị đế vương từ những ngày đầu khởi nghĩa áo vải cho đến khi hoàn thành cơ đồ bá nghiệp, đăng cơ dựng nước. Trương Lương – một quý tộc nước Hàn thời Chiến Quốc chính là một người như vậy. Vì căm thù Tần Thủy Hoàng, ông đã từng lập mưu ám sát nhưng bất thành, phải thay tên đổi họ trốn chui trốn lủi nơi đất khách. Tuy nhiên đây lại là một cơ duyên trời ban khi gặp được người thầy của mình, được truyền lại cho binh thư “Thái công binh pháp” danh chấn thiên hạ. Tâm tư nhiều năm nghiên cứu, ông đã quyết định xuất sơn tìm minh chủ cùng nhau nhau kháng Tần. Lần gặp Hán Cao Tổ Lưu Bang khi đang giảng binh thư với quần hùng là lần gặp định mệnh, như cá về với nước, rồng trở về mây. Binh pháp và trí thông minh tuyệt đỉnh của ông khiến Lưu Bang khen ngợi không tiếc lời, quyết định giữ ông lại làm mưu sĩ cùng bàn việc lớn. Ông có thể tính trước người khác hàng chục bước, Hán Cao Tổ đã ban thưởng cho ông trước bá quan văn võ như sau : “ Bàn mưu kế ở trong màn trướng, quyết định sự thắng lợi ở ngoài ngàn dặm, đó là công của Tử Phòng! Cho ngươi tự chọn lấy ba vạn hộ ở đất Tề” đủ thấy được tài năng của Trương Lương khiến thiên hạ kính phục đến thế nào. Ông cùng với Thừa Tướng Tiêu Hà và Nguyên Soái Hàn Tín trở thành một trong “Hán sơ tam kiệt” . Đến gần cuối đời, khi chứng kiến nước Hàn quê hương ông bị diệt vong do phản lại nhà Hán, ông đã chán nản xin cáo lão hồi hương, trở thành một thế ngoại cao nhân ngao du thiên hạ. Các nhà sử gia Trung Quốc đều nhất trí tôn ông lên làm “Mưu Thánh”, xếp thứ 3 sau Tôn Vũ, Tôn Tẫn nhưng lại đứng trước Gia Cát Lượng tự Khổng Minh.

Trên đây là 3 vị mưu sĩ mà mình cảm thấy tâm đắc nhất về trí tuệ, tài hùng biện thao lược xây dựng cơ đồ bá nghiệp. Sách còn đề cập đến 7 vị mưu sĩ nữa, mọi người hãy cùng ra hiệu sách, mua và đọc xem 7 vị đó là ai nhé.

—————————————————————————-


Nhìn vào lịch sử để thấy ta của hiện tại, nhìn vào điển tích để thấy tiên hiền đối nhân, nhìn vào cố sự để thấy tiền nhân xử thế

COMMENTS