10 nguyên tắc để Networking hiệu quả

10 nguyên tắc để Networking hiệu quả

Bí kíp bỏ túi khi tiếp khách người Nhật – Phần 2: Ăn vặt và chém gió ở Hà Nội
Bí kíp bỏ túi khi tiếp khách người Nhật – Phần 1: Ăn gì ở Hà Nội?

Networking, dịch nôm na là mạng lưới mối quan hệ. Kỹ năng Networking là kỹ năng thiết lập và xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Networking tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, bắt chuyện với mọi người tại một sự kiện nào đó bạn tham gia….
Networking là kỹ năng cực kỳ quan trọng, khi bạn muốn tìm kiếm cơ hội mới, hay có được hợp đồng mới.

Dưới đây là 10 nguyên tắc tham gia networking bạn có thể tham khảo để áp dụng trực tiếp vào công việc của mình

  1. Tham gia vào nhóm phù hợp
    • Bởi vì nguồn lực của bạn là có hạn nên trước hết cần xác định rõ mục tiêu của bạn là ai.
    • Ví dụ như mô hình kinh doanh của bạn là kiểu B2C thì mục tiêu của bạn sẽ là các cá nhân, có thể là bất kỳ ai có nhu cầu. Ngược lại, với mô hình B2B thì đối tượng mà bạn nhắm đến sẽ thường là những người có tầm ảnh hưởng, có quyền quyết định trong công ty như trưởng phòng, giám đốc bộ phận…
  2. Lên kế hoạch từ trước
    • Trước khi tham gia buổi networking, hãy hình dung trong đầu rằng mình kỳ vọng những gì từ buổi networking này. Từ đó bạn sẽ có chiến lược để đạt được hiệu quả cao nhất.
      • Số lượng người sẽ gặp
      • Số danh thiếp sẽ trao
      • Thời gian tối đa dành cho 1 người….
  3. Hiểu rõ văn hóa của người tham gia
    • Gặp người Việt Nam thì bắt tay, gặp người Nhật thì cúi chào. Khách vùng Kansai thì phải có discount… Những thứ nho nhỏ như vậy sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt đối tác.
  4. Chuẩn bị đầy đủ

    Chuẩn bị kỹ lưỡng là có 50% chiến thắng

    • Hình ảnh của bạn chính là hình ảnh đại diện cho công ty, vì vậy cần chuẩn bị kỹ từ những thứ nhỏ nhặt nhất
      • Vẻ ngoài: Đầu tóc có gọn gàng không? Râu đã cạo chưa? Mặt có sạch sẽ, tươi tỉnh không? Mắt có thâm quầng vì thức khuya không?
      • Trang phục: có cravat chưa? Vest – tất – giày đã đồng màu chưa? Có mùi hay không?
      • Tài liệu: Đã có đủ danh thiếp cho hôm nay chưa? Tài liệu giới thiệu công ty thì sao? Có cần mang theo phong bì đựng tài liệu để cho đối tác mang về hay không?
      • Thiết bị: Có mang laptop hoặc thiết bị trình chiếu không? Điện thoại đã sạc đủ pin để tìm đường chưa? Có cần mang sạc dự phòng không?
      • Thời gian, địa điểm: Nơi tổ chức có khó tìm không? Thời gian di chuyển hết bao lâu? Nên đi từ bao giờ để chắc chắn không bị muộn?
  5. Nhớ mang theo danh thiếp cho đối tác
    • Vâng không nhầm đâu. Hãy mang theo danh thiếp cho ĐỐI TÁC. Vì thực tế là nhiều trường hợp đối tác không mang theo danh thiếp, nên bạn hãy mang theo tập danh thiếp trắng để khách có thể ghi thông tin vào đó. Tất nhiên nhớ mang theo cả bút nhé. Điều này cũng giúp ích cho bạn khi bất chợt gặp 1 đối tác tiềm năng ở đâu đó, họ sẽ ấn tượng về bạn ở sự chỉn chu cẩn thận.
    • Nếu cần tham khảo thì bạn có thể mua trên Amazon

    Danh thiếp trắng dành cho đối tác

     

  6. Tham gia networking với tâm thế là chủ, không phải là khách
    • Lời khuyên ở đây là hãy đến sớm và về muộn. Đến sớm để quan sát hội trường, nói chuyện với những người xung quanh và làm quen với người chủ trì. Về muộn là để giúp mọi người dọn dẹp. Điều này sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt so với việc đến và về đúng giờ.
  7. Thứ nhất quan hệ, thứ nhì mới là công việc
    • Hãy hỏi đối tác xem bạn có thể giúp gì cho họ, thay vì ngay lập tức yêu cầu họ giúp mình. Hãy ưu tiên cho nỗi băn khoăn của họ trước, tới thời điểm thích hợp thì mới đưa câu chuyện của mình ra.
      • Và vì thế, nên chuẩn bị trước 1 số mối quan hệ mà mình sẵn có để khi cần có thể ngay lập tức giới thiệu cho đối tác. Giúp người trước rồi người sẽ giúp mình là vậy.
    • Không trao tài liệu 1 cách gượng ép. Nếu bạn cứ cố nhét tài liệu vào tay người nhận, thì người ta đơn giản là sẽ ném nó đi thôi. Điều này cũng có thể làm đối tác đánh giá xấu về bạn. Hãy trao nó cho người thực sự cần.
  8. Tìm kiếm các mối quan hệ hiệu quả
    • Bạn không thể chạy vòng vòng khắp cả hội trường rồi nói chuyện với bất kỳ ai mà bạn gặp được. Hãy xác định những người mà bạn muốn gặp và ưu tiên cho họ trước. Đó có thể là người mà bạn có hẹn từ trước, hoặc những người liên quan tới ban tổ chức.
  9. Ghi chép về đối tác
    • Bạn có thể dùng smartphone để note lại các ý chính về đối tác: ngày giờ gặp, tại đâu, đặc điểm, nội dung cuộc nói chuyện, bước tiếp theo cần làm… Lưu ý không nên note vào danh thiếp của đối tác nhé.
  10. Follow up
    • Đây là bước hết sức quan trọng. Thường để đi tới hợp đồng thì 2 bên cần 1 thời gian khá dài để verify lẫn nhau. Bước follow up này vì thế có thể kéo dài 3 tháng tới cả năm. Follow up có các hình thức phổ biến như
      • Mail chào hỏi và cám ơn: có thể là ngay hôm đó, hoặc muộn nhất là ngày hôm sau
      • Follow qua mạng xã hội: Facebook / Instagram / Line => kênh này khá là hiệu quả trong việc duy trì quan hệ. Điều kiện là bạn cần chăm chỉ tương tác với đối tác để 2 bên hiểu nhau hơn.

Bonus

Networking thường được tổ chức dưới dạng 1 buổi party kèm ăn uống. Tuy nhiên đây thực sự là 1 cái bẫy. Nếu bạn quá chú tâm vào cái bụng đói (do thời gian thường đúng giờ ăn) thì có thể bạn đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận đối tác của mình. Lời khuyên ở đây là hãy cố gắng ăn nhẹ trước khi tới buổi networking.

Và cũng cần xác định networking là công việc vất vả, nên bạn cần cố gắng (nhịn đói) xông xáo thay vì chỉ ngồi im 1 chỗ chờ cơ hội tới.

It’s Not Net-Sit or Net-Eat — It’s Called Network

 

 

COMMENTS