Quy tắc Peak – End và những gì bạn nên làm khi nghỉ việc

Quy tắc Peak – End và những gì bạn nên làm khi nghỉ việc

Ứng dụng Excel trong việc tính giá trị tiền theo thời gian
Đi sale ở Nhật thì mặc gì?
“Horenso” có thể bạn chưa biết?

Nghỉ việc là từ không ai muốn nhắc tới khi ở nơi làm việc cả. Nhưng có 1 sự thật là ở VN, chuyển việc là chuyện như cơm bữa. Nếu không phải cơ quan nhà nước thì thường tuổi làm việc ở 1 công ty của 1 nhân viên 5 năm đã là dài. Chưa kể thời còn trẻ mới ra trường, chọn lựa công ty không kỹ nên còn chuyển việc nhiều hơn nữa. Vậy nên thay vì trốn tránh nghĩ đến chuyện chuyển việc, ta nên tiếp cận vấn đề này với 1 thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn.

OK, vậy bạn nên làm gì khi muốn nghỉ việc ở công ty? Hôm nay mình sẽ gợi ý cho bạn những gì nên làm dựa trên góc nhìn khoa học: quy tắc Peak – End, tạm dịch là Đỉnh – Kết thúc.

Daniel Kahneman, trong cuốn “Tư duy nhanh và chậm”, đã chỉ ra rằng, cách chúng ta nhớ lại những kinh nghiệm quá khứ hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta cảm thấy như thế nào ở đỉnh điểm của cảm xúc vào thời điểm đó (tốt nhất hoặc tồi tệ nhất) và chúng ta cảm thấy như thế nào khi mọi việc kết thúc. Ví dụ như khi bạn hồi tưởng lại một chuyến đi, ấn tượng của bạn về chuyến đi có thể bị chi phối bởi những trải nghiệm tốt nhất hoặc tồi tệ nhất.

Để dễ hình dung, xem xét một thí nghiệm ghi lại trí nhớ của mọi người về một lần soi trực tràng. Trước khi soi, mọi người sẽ được chia thành hai nhóm: một nhóm được nội soi tiêu chuẩn. Nhóm thứ 2 phải trải qua cuộc nội soi tiêu chuẩn “hơn”. “Hơn” ở đây có nghĩa là sau khi cuộc kiểm tra kết thúc, các bác sỹ để dụng cụ y tế tại trực tràng thêm 1 lúc. Việc này vẫn gây khó chịu nhưng đỡ hơn nhiều bởi dụng cụ không di chuyển. Nhóm thứ 2 trải nghiệm cảm giác khó chịu trong suốt thời gian diễn ra cuộc kiểm tra như nhóm thứ nhất, và thêm khoảng 20 giây đỡ khó chịu hơn. Chỉ 1 thời gian ngắn sau cuộc kiểm tra, nhóm thứ 2 đánh giá trải nghiệm là đỡ khó chịu hơn so với nhóm thứ nhất. Trong khi cả hai nhóm đều có chung trải nghiệm “đỉnh” thì nhóm thứ 2 lại có trải nghiệm “kết thúc” đỡ khó chịu hơn.

Quy tắc này cũng phần nào giải thích việc tại sao các chàng trai “hư” lại có nhiều bạn gái hơn các chàng trai hiền lành. Họ biết cách tạo ra các cảm xúc “đỉnh” khiến các cô gái phải nhớ đến mãi, cho dù trong quá trình hẹn hò có thể cũng gây ra không ít đau khổ cho đối phương. So với các chàng trai hiền lành, quá trình diễn ra đều đều nhưng thường không để lại dấu ấn gì.
Quay lại chuyện nghỉ việc, thì người ta sẽ nhớ đến những việc sau khi bạn ra đi

  • Peak – Đỉnh: ấn tượng sâu đậm nhất trong quá trình bạn làm việc tại công ty. Đó có thể là tài năng của bạn, thái độ nghiêm túc của bạn…etc. Những thứ này thuộc về bản chất của bạn nên chắc là không thay đổi được gì rồi.
  • End – Kết thúc: chính là khi bạn ra đi. Ví dụ khi bạn ra đi theo cách tệ nhất là bị đuổi việc thì ai cũng sẽ nhớ là bạn là thằng bị đuổi việc. Hoặc bạn nghỉ việc sau khi báo trước 1 tuần chẳng hạn, người ta cũng sẽ nhớ về bạn là 1 thằng vô kỷ luật, cho dù trước đó bạn chẳng bao giờ đi muộn 1 lần.

Vậy thay vì làm những việc dại dột như nghỉ đột ngột không báo trước, thái độ chểnh mảng trong công việc trước khi nghỉ, bạn nên làm những việc sau để để lại ấn tượng tốt nhất tới mọi người:

  • Nói chuyện với quản lý trực tiếp 1 cách nghiêm túc về ý định nghỉ việc của bạn. Có thể họ sẽ cho bạn lời khuyên của 1 người nhiều kinh nghiệm hơn.
  • Sau khi nói chuyện xong mà bạn vẫn không thay đổi ý định thì tiếp theo bạn nên làm theo quy định công ty. Thường là viết đơn xin nghỉ trước 30/45 ngày, nộp cho quản lý.
  • Sau khi đơn xin nghỉ được chấp thuận, thời gian còn lại trước khi nghỉ bạn nên tìm mọi cách để bàn giao toàn bộ công việc cho người ở lại. Việc này tốt cho cả 2: công ty sẽ không gặp khó khăn khi bạn ra đi, còn bạn cũng sẽ tránh được những rắc rối như thi thoảng phải quay lại công ty cũ để hỗ trợ nghiệp vụ.
  • Trong quá trình chờ nghỉ việc, hết sức tránh những việc làm thiếu chuyên nghiệp như đi muộn, làm việc không tập trung…etc. Rất khó để tập trung vào công việc trong giai đoạn này vì bạn bị phân tâm cho công việc mới, nhưng như quy luật Peak-End đã đề cập, đồng nghiệp sẽ rất nhớ ấn tượng cuối cùng về bạn

COMMENTS