Tư duy giải quyết vấn đề

Tư duy giải quyết vấn đề

[Why Series] Tại sao Agile lại khó phổ biến ở Nhật đến vậy?
Lan tỏa sắc xanh trong Relipa
Đặt tên thư mục quản lý phim người lớn theo phong cách Nhật Bản

Trong cuộc sống, công việc hàng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của xã hội như vấn đề ý thức người tham gia giao thông, vấn đề tham nhũng hay những vấn đề cá nhân như sức khoẻ, tài chính hoặc gần gũi nhất là bug trong dự án. Vì vây, việc trang bị tư duy giúp nhận thức giải quyết vấn đề là hết sức cần thiết.

1. Vấn đề là gì

Là tình huống không được hoan nghênh hay có hại, cần được xử lý và khắc phục; hay nói cách khác vấn đề xảy ra khi có sự sai khác giữa kỳ vọng và thực tế. Sự sai khác này càng lớn, thì vấn đề càng lớn và việc giải quyết vấn đề giúp chúng ta trưởng thành hơn.

2. Các trở ngại trong giải quyết vấn đề

Chắc hẳn ai cũng muốn cuộc sống gặp nhiều suôn sẻ, thuận lợi và giải quyết tốt các vấn đề mình gặp phải. Tuy nhiên thực tế rằng, trong giải quyết vấn đề có một số rào cản như dưới đây:

  • Không nhận thức được vấn đề
  • Nhận thức được vấn đề nhưng không muốn chấp nhận vấn đề
  • Chấp nhận vấn đề nhưng không phân tích vấn đề
  • Phân tích vấn đề nhưng không giải quyết vấn đề

3. Các bước giải quyết vấn đề

  • Định nghĩa vấn đề: Nhận ra được sự sai khác giữa thực tế và kỳ vọng
  • Hiểu vấn đề: Nhận thức tình huống hiện tại , phân tích các nguyên nhân để tìm ra bản chất vấn đề
  • Đặt mục tiêu mang tính chất định lượng: phạm vi, thời hạn, số lượng và chất lượng
  • Lên kế hoạch chi tiết, ai là người chịu trách nhiệm và phương án giải quyết cụ thể
  • Kiểm tra, đánh giá kế hoạch trước khi thực thi đảm bảo kế hoạch được toàn vẹn. Trường hợp phát hiện ra các thiếu sót và rò rỉ thì quay lại các bước ở trên
  • Thực thi

Ngày nay, với sự phổ cập của internet chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin qua Google, sách báo hoặc tìm cho mình những chuyên gia tư vấn giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Các bạn làm việc với Nhật Bản thì sẽ bắt gặp 2 phương pháp giải quyết vấn đề khá quen thuộc đó là: PDCA (Plan – Do – Check – Act) và Root cause analyst (5 why). Tuy vậy, phương pháp giải quyết vấn đề là như thế, nhưng làm thế nào để nhận thức được vấn đề?

4. Thái độ cần thiết trong tư duy giải quyết vấn đề

  • Khiêm tốn: Không có sự khiêm tốn chúng ta không dễ dàng chấp nhận cái sai của mình, đồng thời cũng cố chấp dẫn tới không sáng suốt, tỉnh táo trong nhận thức vấn đề
  • Sự khao khát, mong muốn được cải thiện và không dễ bằng lòng với kết quả đạt được. Hãy luôn tâm niệm rằng, người không muốn giải quyết vấn đề sẽ đi tìm lý do; người muốn giải quyết vấn đề sẽ đi tìm phương pháp.
  • Thái độ lạc quan đối với việc giải quyết vấn đề như một trò chơi thú vị
  • Óc quan sát: Nhận ra được sự khác biệt trong những sự tương đồng, sự giống nhau của các sự vật khác nhau. Óc quan sát tốt sẽ giúp chúng ta phát kiến được nhiều ý tưởng hữu ích trong giải quyết vấn đề.
  • Óc ngạc nhiên: Hãy ngạc nhiên như đứa trẻ đứng trước đại dương để đón nhận những cái mới mẻ, tiến bộ.

Tóm lại, tư duy giải quyết vấn đề quan trọng nhất là sự nhận thức được vấn đề, thái độ của bản thân khi đối mặt với vấn đề ấy.

COMMENTS