[Review Book] 10 Đại gian thần trong lịch sử Trung Quốc

[Review Book] 10 Đại gian thần trong lịch sử Trung Quốc

[Book review] Búp sen xanh – Sơn Tùng – Một cuốn sách vàng
[Book Review] Động lực chèo lái hành vi
[Book Review] Tuổi thơ dữ dội

Lời nói đầu

Thế gian vạn vật nơi chúng ta sống đều là sự dung hòa của rất nhiều mặt đối lập với nhau, tạo nên một sự cân bằng hoàn mĩ từ hình thái đến nhận thức, từ sự biến đổi đến chuyển hóa lẫn nhau. Có trắng cũng tức là phải có đen, có quang minh thì sao thiếu được hắc ám. Con người chúng ta không ai có thể thoát khỏi cái quy luật đó. Nếu không có gian tà thì ai biết được chính nghĩa là cái gì đâu, cũng như ngược lại thử hỏi nếu không tồn tại chính nghĩa thì làm sao lại biết đến gian tà. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt đối lập đó, nhưng vì sao lại sinh ra những thánh nhân lưu danh muôn thủa, tại sao lại xuất hiện những ác đồ bị nguyền rủa đến muốn đời thì lại do lòng người quyết định. Từ vạn cổ đến nay trên mảnh đất Trung Hoa rộng lớn, thánh hiền nhân tài xuất hiện lớp lớp xây dựng bao Vương triều giàu mạnh thì gian thần sa đọa cũng nổi lên nhấn chìm biết bao quốc gia đến lụi bại.

Sau đây mình xin giới thiệu cho mọi người 1 cuốn sách kể về 10 đại gian thần đáng khinh nhất lịch sử Trung Hoa vạn cổ đến nay, những giai thoại điển tích về những tội ác ngập trời của những hung thần này đến nay vẫn còn được lưu truyền mãi.

  • Lý do để đọc cuốn sách này: Những giá trị tư liệu lịch sử khác họa về lòng tham không đáy, tội ác đến rùng mình của các tên quan tham luôn cảnh tỉnh về cái được gọi là chính nghĩa, quang minh trong lòng mỗi con người chúng ta.
  • Điểm đáng lưu ý: Tác giả đã thuật lại đầy đủ chi tiết các điển tích và cố sự, các sự kiện nổi bật trong hành trình của một con người sa đọa vào bóng tối.

10 Đại gian thần trong lịch sử Trung Quốc

Vạn cổ đến nay, dưới trướng các đại đế tiên vương luôn có đông đảo quần thần phò tá, khai cương lập quốc, kinh bang tế thế phát triền quốc gia ngày càng giàu mạnh, nhưng đến một lúc nào đó thì lòng người sẽ đổi thay. Từ cái í nghĩ chung vì thiên hạ rộng lớn, những kẻ đó bắt đầu thu hẹp í nghĩ lại chỉ còn mình hắn trong đống của cải nhiều vô bờ bến này. Vơ vét đồng tiền xương máu của dân chúng, dèm pha dâng tấu hãm hại trung lương, xa hơn thì có lộng quyền cướp ngôi khiến sinh linh đồ thán, chiến hỏa liên miên, đời sống nhân dân khổ cực. Tội ác của chúng nhiều đến nỗi mà không có sách vở nào có thể ghi hết lại được, hành động của chúng ghê tởm đến nỗi mà khiến nhân dân ngàn đời vẫn còn căm phẫn khinh miệt.

  1. Bá Bỉ – Gian thần tham ô, hãm hại người trung, làm sụp đổ nước Ngô

    Tranh vẽ hình ảnh Bá Bỉ thời Xuân Thu

Nếu ai đã từng xem tác phẩm phim truyện kinh điển “Việt Vương Câu Tiễn” của điện ảnh Trung Quốc thì không thể nào mà không khâm phục Câu Tiên đã nằm gai nếm mật 3 năm ròng rã trong ngục giam, chịu bao nhiêu đắng cay khổ cực để mà cuối cùng có thể lật đổ được nước Ngô hung mạnh lúc bấy giờ. Phải chăng Câu Tiên có thể về đến nước Việt an toàn, có thể xây dựng quân đội hùng mạnh tự bảo vệ đất nước là do tài anh minh trị quốc? hay do quần thần đông đảo? Tất cả đều đúng nhưng chưa đủ, cái tác động lớn nhất ở đây chính từ bàn tay của một viên quan tham trong triều đình nước Ngô lúc bấy giờ: Bá Bỉ. Về tài quân sự Bá Bỉ không bằng Tôn Vũ, tài trị quốc ông ta không so được với Ngũ Tử Tư, nhưng vốn có miệng lưỡi giảo hoạt, tài xu nịnh nên được lòng vua Ngô là Hạp Lư. Hơn nữa Bá Bỉ cũng có công lớn trong việc giúp Phù Sai đoạt ngôi thái tử từ anh mình là Chung Lũy, nên sau khi Phù Sai lên ngôi Bá Bỉ lại càng được trọng dụng hơn nữa.
Bá Bỉ vốn tham lam của cải vật chất, biết được điều này thừa tướng nước Việt là Văn Chủng đã đút lót nhiều vàng bạc để Bá Bỉ nói đỡ cứu Việt Vương Câu Tiễn thoát khỏi họa vong quốc khi nước Việt bị Ngô tấn công. Sau này cũng chính Bá Bỉ là người giúp Câu Tiễn trở về nước Việt an toàn.
Bá Bỉ cũng là người đã hãm hại Ngũ Tử Tu, vu cho ông tội phản quốc để rồi bị Phù Sai ép tự tử. Sau này, Việt diệt Ngô, Phù Sai chết, gian tặc Bá Bỉ đã bị Việt vương Câu Tiễn tịch thu hết gia sản, phế thành dân thường, đời đời con cháu phải ra biên ải không được quay về cố hương. Họa mất nước của Phù Sai, phần lớn đều do quá tin dùng Bá Bỉ mà ra.

 

  1. Ngao Bái – Gian thần chuyên quyền tàn ác, tự đi tìm diệt vong

    Nhân vật Ngao Bái trong điện ảnh Lộc Đỉnh Kí năm 2000

Nhà văn Kim Dung đã ra rất nhiều các tác phẩm văn học danh chấn thiên hạ, được người người biết đến, nhưng ông đã tâm sự rằng tác phẩm mà ông tâm đắc nhất chính là “Lộc Đỉnh Kí” kể về nhân vật Vi Tiểu Bảo với chiến công lừng lẫy bắt được gian thần Ngao Bái. Tuy chỉ là một cuốn tiểu thuyết nhưng ông lại dựa vào nhân vật có thật, dựa vào lịch sử đời xưa để xây dựng lên tác phẩm. Chốn quan trường lắm thị phi tranh đấu, nhưng không ai chuyên quyền tàn ác hơn đại gian tặc Ngao Bái thời nhà Thanh. Hăn chính là Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ dưới thời vua Khang Hy, tham gia chinh chiến từ thời Hoàng Thái Cực, Ngao Bái với sức khỏe vốn có, sự dũng cảm thiện chiến, tàn bạo đã lập không ít công lao cho người Mãn Châu cũng như nhà Thanh trong việc xâm lăng phương Nam. Dưới triều Khang Hi, ông là một trong tứ trụ đại thần quyền cao, chức trọng. Nhưng về sau, ông vì có dục vọng quá cao mà kết đảng phái, ngày càng ngang ngược, làm ra những việc đại nghịch bất đạo, bất chấp ý chỉ của Khang Hy, ra tay sát hại những đối thủ chính trị có nguy cơ cản đường mình, thậm chí là hãm hại đại thần Tô Khắc Tát Cáp, gây hoang mang trong triều. Kết cục ông đã bị Hoàng đế Khang Hy lập mưu bắt sống nhưng không giết, nể tình công trạng đã quên mình cứu tiên vương lúc trước mà giam lại vĩnh viễn trong lao tù, kết thúc sự bạo ngược của tên gian thần.

 

  1. Hòa Thân – Gian thần kéo bè kéo đảng, tham ô hối lộ

    Hình ảnh Hòa Thân rất quen truộc trên màn ảnh Hoa ngữ

“Tể tướng Lưu gù”, “Bản Lĩnh Kỷ Hiểu Lam” là những bộ phim truyện dài tập cho Trung Quốc sản xuất, và đều có chung một nhân vật là đại quan tham – Hòa Thân. Có lẽ phim ảnh không khắc họa rõ nét về sự tham ô đến cùng cực nhưng chính sử đã ghi lại hắn chính là đại gian thần, đại tham ô tự cổ chí kim đến nay. Nhờ trời phú cho sự lanh lợi, nhạy bén, Hòa Thân dễ dàng nắm bắt được tâm ý của Hoàng đế, rồi tìm mọi cách để làm vui lòng nhà vua. Được Hoàng đế che chở, lại thêm việc có chức có quyền, đại tham quan này không chỉ lén lút mua quan bán chức mà còn công khai tham nhũng, nhận hối lộ, vơ vét tài sản chẳng khác nào “cướp giữa ban ngày”. Là sủng thần bên cạnh vua Càn Long, Hòa Thân có đủ năng lực để cất nhắc người này, hạ bệ người kia. Quan lại lúc ấy đều biết nguyên tắc “không hối lộ, không gặp mặt” của Hòa đại nhân, liền thay nhau dâng lên những báu vật hiếm lạ trong nhân gian để đút lót. Sau khi vua Càn Long băng hà, thái tử Gia Khánh kế vị, Hòa Thân ngay lập tức bị điều tra tham nhũng và xử tử, gia sản bị tịch thu, kết quả khiến mọi người kinh ngạc.

Tổng gia sản tịch biên được của Hòa Thân có tất cả 1,1 tỷ lạng bạc trắng, tương đương với thu nhập 15 năm của triều Thanh. Bởi vậy, dân gian khi ấy mới lưu truyền câu nói: “Thứ Càn Long có Hòa Thân có, thứ Càn Long không có Hòa Thân chưa chắc không có!”. Sau này nghe nói, số lớn của cải châu báu tịch thu được đều được vua Gia Khánh cho người đến chuyên chở về cung, trở thành nguồn thu nhập hợp pháp từ tài sản tham ô bất hợp pháp.
Trên đây là 3 đại gian thần tiêu biểu làm lũng đoạn triều chính, phá hoại kỉ cương được sử sách ghi lại chi tiết. Sách còn đề cập đến 7 tên gian thần nữa, mọi người hãy cùng ra hiệu sách, mua và đọc xem 7 tên đó là ai nhé.

———————————————————————————————————

Nhìn vào lịch sử để thấy ta của hiện tại, nhìn vào điển tích để thấy tiên hiền đối nhân, nhìn vào cố sự để thấy tiền nhân xử thế

COMMENTS