Text of Relipa

[Book Review] Động lực chèo lái hành vi

Mới đọc cuốn Động lực chèo lái hành vi  (tên gốc: Drive: The Surprising Truth About What Motivates Us) của Daniel H.Pink nên muốn viết 1 bài review về nó. Sách này không hẳn dành cho developer, mà nên dành cho những ai đang hoạc sẽ làm công việc của 1 nhà quản lý: manager, team lead, PM, hay thậm chí là các bậc làm cha mẹ.

Giới thiệu

Thời kỳ sơ khai, con người chỉ có vài nhu cầu đơn giản: nhu cầu tìm kiếm đồ ăn thức uống, tìm nơi an toàn và nhu cầu duy trì nòi giống. Vì lẽ đó con người phải lao động bằng cách săn bắn, hái lượm, và thoả mãn nhu cầu dục vọng bằng cách tìm kiếm bạn tình. Những yếu tố đồ ăn, duy trì nòi giống trở thành động lực để con người làm việc. Đây gọi là Động lực 1.0.

Về sau, khi con người đã dư cái ăn, sự an toàn, cũng như nòi giống đảm bảo được duy trì thì con người dần không hoạt động theo động lực 1.0 nữa, mà chuyển sang hình thức phức tạp hơn, thường được biết đến với tên gọi “Cây gậy và củ cà rốt“. Hồi bé, cô giáo mang “Phiếu bé ngoan” làm cà rốt để khuyến khích chúng ta ngoan ngoãn, làm theo ý cô. Rồi cô sẽ bắt những đứa bé hư phải úp mặt vào tường, hoặc dùng thước kẻ đánh vào tay như 1 cây gậy để cấm những đứa trẻ ấy nghịch ngợm, phá phách. Lớn lên 1 chút, củ cà rốt năm nào trở thành các loại Bằng khen, giấy khen, điểm 10 khoe mẹ. Còn cây gậy là điểm 0 to tướng hay vài dòng phê trong sổ liên lạc. Rồi bạn lớn lên, đi làm, bạn sẽ phấn đấu làm việc vì lương cao, thưởng quý, thưởng năm. Và rất sợ gây ra lỗi lầm nào đó vì sẽ bị trừ lương. Cả xã hội vận hành dựa trên cơ chế thưởng – phạt như vậy. Cái này gọi là Động lực 2.0

Cây gậy và củ cà rốt

Tuy nhiên dần theo thời gian, Động lực 2.0 cũng dần lỗi thời. Người ta phát hiện ra con người làm việc không chỉ vì các yếu tố bên ngoài như thưởng phạt, mà còn vì động cơ bên trong bản thân mỗi người.

Ví dụ về Động lực 3.0

 

Ý nghĩa của Động lực 3.0?