Text of Relipa

“Horenso” có thể bạn chưa biết?

Chắc chắn rằng bất cứ bạn nào đang làm với công ty Nhật Bản, hoặc làm trong công ty có đối tác Nhật Bản đều từng nghe và áp dụng “horenso”. Tuy nhiên, hầu hết đều là tài liệu về horenso là tài liệu training nội bộ và các tài liệu tiếng Việt trên mạng thì tôi thấy không đầy đủ. Do vậy, trong bài viết đầu tiên của mình, tôi sẽ viết về chủ đề hết sức quen thuộc – “horenso” – phương pháp làm việc nhóm được áp dụng để nâng cao năng suất lao động và có lẽ được áp dụng trong hầu hết các doanh nghiệp Nhật.

Vậy “horenso” là gì? Trong tiếng Nhật thì “horenso” là viết tắt của 報告・連絡・相談.

Horenso(報・連・相) = Houkoku(報告) + Renraku(連絡) + Soudan(相談)= Báo cáo + Liên lạc + Trao đổi

Đọc tới đây, xin các bạn dừng lại một phút tự hỏi xem bản thân đã bao giờ cảm thấy thật phiền phức khi phải báo cáo cuối ngày, khai timesheet hoặc tặc lưỡi cho rằng không liên lạc với team khi mình đi muộn cũng không sao bao giờ chưa?

Trước hết hãy cùng xem xét vài trường hợp khi không thực hiện “horenso”:

Hậu quả không chỉ là cá nhân bạn bị đánh giá thấp, mà còn gây ra không khí nặng khiến cả team hay cả công ty bị giảm performance, ảnh hưởng tới lợi ích của tập thể.

Bạn được nghe ra rả về việc là “horenso” quan trọng, rồi được nhắc nhở là phải “horenso”. Vậy “horenso” thế nào cho đúng? “Horenso” có những điểm quan trọng nào? Chúng ta sẽ đi theo từng khía cạnh: báo cáo, liên lạc và trao đổi.

Điểm quan trọng nhất trong “báo cáo” là thời điểm và phương pháp báo cáo.

Ví dụ về thời điểm báo báo ở đây có thể là:

Đã bao giờ bạn gặp trường hợp team member commit với bạn là 16h xong task, nhưng 16h bạn phải hỏi lại member ấy tiến độ công việc, rồi lại nhận được câu trả lời là task chưa xong và không đi kèm thông tin là deadline mới là khi nào chưa :v ? Báo cáo đúng thời điểm, sẽ làm giảm những tổn thất không cẩn thiết và người khác có được cảm giác yên tâm khi cùng làm việc với bạn.

Tuỳ vào nội dung báo cáo sẽ có các phương pháp báo cáo khác nhau, về cơ bản là chia thành 2 phương pháp: báo cáo nhanh bằng cách nói trực tiếp (qua đường miệng :v ) và báo cáo cụ thể, rõ ràng bằng văn bản, đồ thị. Cụ thể về các phương pháp này thì mời các bạn đón đọc phần 2 trong bài blog tiếp theo nhé.

Trong việc liên lạc với phương châm là càng ngắn gọn càng tốt, tuỳ thuộc vào hiện tượng, nội dung, mức độ khẩn cấp quan trọng của sự việc mà có các hình thức liên lạc khác nhau; với mục đích cuối cùng là đem lại một “mutual understanding”.

Các hình thức liên lạc chia thành

Trong “trao đổi, bàn bạc” thì cần chú trọng nhất là thông tin được truyền tải.

Thông tin cần được chắt lọc, sắp xếp và đảm bảo được :

Chi tiết hơn về các hình thức liên lạc, các tình huống failed trong “trao đổi, bàn bạc” mình cũng xin phép chia sẻ trong bài viết tiếp theo nhé!
Khái niệm “horenso”, tầm quan trọng của “horenso” cũng như các hình thức trong “horenso” đã được tôi viết ở trên nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi:

Mời các bạn đón đọc phần 2 với các điểm chính như dưới đây:
– Tại sao mãi vẫn không áp dụng được Horenso một cách đúng đắn
– Chi tiết hơn về cách thức, phương pháp “horenso”
– Một số tình huống failed khi “horenso”
– Đặt ra rule trong “horenso”
– Uỷ thác là gì? Kết hợp giữa “horenso” và uỷ thác.